Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, dường như đâu đâu cũng có sóng bức xạ. Từ sáng đến tối, chúng ta đều tiếp xúc với sóng wifi, sóng di động và nếu có những lo ngại về sự nguy hại đến sức khỏe của nó là hoàn toàn dễ hiểu.
Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời liệu các loại sóng bức xạ chúng ta tiếp xúc hàng ngày có thực sự gây hại hay không.
Bức xạ có gây ung thư?
Bức xạ được chia thành hai loại:
Một dạng là bức xạ ion hóa (điện li), bao gồm bức xạ hạt nhân, tia X, CT trong bệnh viện, PET. Tia bức xạ ion hóa quá mạnh có thể gây dị tật thai, gây ung thư, đột biến, nhìn chung rất có hại cho cơ thể người.
Một dạng khác là bức xạ không ion hóa. Bao gồm các trường điện từ sinh ra từ WiFi, tia UV, lò vi sóng, tủ lạnh, chăn/thảm điện, tàu điện ngầm, mạng lưới điện.
“Bức xạ điện từ” mà chúng ta hay phải tiếp xúc thường là bức xạ không ion hóa. Lượng bức xạ điện từ này rất nhỏ, không đủ để thay đổi bản chất hoá học của vật chất.
Khoảng 2/3 số nguyên nhân ung thư là do đột biến gen, và bức xạ ion hóa tiêu biểu như tia γ, tia X và hạt phóng xạ, có thể gây đột biến gen bằng cách làm tổn hại đến DNA, qua đó có thể dẫn đến ung thư.
Vì vậy, bức xạ có thể gây ung thư, nhưng nó cũng phụ thuộc vào loại bức xạ và liều lượng tiếp xúc bức xạ.
- Lò vi sóng có gây hại cho cơ thể?
Lò vi sóng (vi ba) hoạt động nhờ bức xạ điện tử (electron) hình thành những dòng electron trong không gian, những dòng electron này đi vào khu vực thực phẩm, kích thích làm nóng các phân tử nước trong thực phẩm, sau đó nhiệt được truyền vào thức ăn làm chín thức ăn.
Nguyên tắc làm việc này cho thấy lò vi sóng có bức xạ.
Vậy thì những bức xạ này có thể làm hại cơ thể con người không?
Không thể!
Trường điện từ trong lò vi sóng chỉ tác động vào phân tử nước trong thực phẩm, trong một môi trường khép kín thì ảnh hưởng của nó ra bên ngoài rất nhỏ.
Các nhà sản xuất lò vi sóng thường đánh dấu tiêu chí 3C: đó là An toàn, Không gây tác động có hại trên cơ thể người, và Không làm thương tổn não.
Các thực phẩm được làm nóng từ lò vi sóng có hiệu quả có thể diệt vi khuẩn và virut trong thực phẩm, đồng thời giữ lại được nhiều dinh dưỡng hơn trong thực phẩm.
Tuy nhiên, có vài vấn đề phải lưu ý khi sử dụng lò vi sóng:
Tránh làm việc trước lò vi sóng trong một thời gian dài
Mặc dù vi sóng của lò vi sóng chỉ giới hạn trong phạm vi rất hẹp, nhưng dù sao thì vi sóng cũng không tốt cho cơ thể người. Do đó, sau khi bật lò vi sóng nên tránh xa ít nhất 1 mét, và không nên làm việc thời gian dài gần lò vi sóng.
Không nên khởi động lò vi sóng khi cửa mở
Vì đôi mắt chúng ta rất nhạy cảm với bức xạ vi sóng nên khi thao tác không nên để mắt quá gần.
- Bức xạ Wifi có lớn không? Có thể gây dị tật thai nhi?
Theo quy định về an toàn của Ủy ban Quốc tế về Bức xạ phi ion hóa (The International Commission on Non-Ionizing Radiation Protection, ICNIRP), phạm vi bức xạ an toàn đối với cơ thể người vào khoảng 10 watt/m2.
Trong cuộc sống, các bộ định tuyến không dây chúng ta thường thấy có công suất từ 30 đến 500 milliwatts, do đó tác động vô cùng nhỏ đối với cơ thể chúng ta. Công suất này chỉ có thể ảnh hưởng đến bề mặt da của cơ thể, chỉ cần không kề sát cơ thể thì bức xạ của nó không đáng kể.
Sóng Wifi có gây dị dạng phát triển thai nhi?
Hiện cũng không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy Wifi có thể phá hủy cấu trúc ADN hoặc protein của bào thai, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
Cũng không có bằng chứng khoa học cho thấy việc phụ nữ mang thai tiếp xúc với môi trường bức xạ của trạm cơ sở sẽ làm tăng nguy cơ trẻ em mắc bệnh bạch cầu.
Do đó, kết luận Wifi ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ chỉ là hư cấu.
- Liệu bức xạ điện thoại di động có ảnh hưởng đến sức khoẻ?
Tác động của điện thoại di động đối với sức khoẻ là “vô cùng chậm chạp”, hoặc nói cách khác là không đáng kể, không gây ra đe dọa nào đối với sức khoẻ chúng ta.
Có thể sau nhiều năm tích tụ, nó sẽ gây hại cho sức khoẻ, nhưng dù sao việc kết luận bức xạ điện thoại di động gây hại sức khỏe là không thể thuyết phục.
Một nghiên cứu kéo dài 11 năm với 31 dự án nghiên cứu do một cơ quan nghiên cứu của Anh thực hiện cho thấy, mặc dù điện thoại di động tạo ra bức xạ, nhưng bức xạ điện thoại di động không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Mức độ bức xạ điện thoại di động cũng liên quan đến các yếu tố như khoảng cách và môi trường sử dụng. Môi trường tín hiệu càng yếu và khoảng cách càng gần cơ thể thì bức xạ càng mạnh.
Năm 2011, tổ chức nghiên cứu về ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa điện thoại di động là sản phẩm “không thể gây ung thư”, cho biết nó có liên quan đến u thần kinh đệm (neuroglioma).
Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào tìm thấy mối liên hệ giữa điện thoại di động và ung thư, không đủ để đưa ra kết luận thuyết phục.
- Bức xạ ion hoá nào gây ung thư?
Đó là bức xạ từ các thiết bị y tế như máy CT, PET, X-quang, khám nghiệm phóng xạ (radionuclide examination).
Đây là những nguồn bức xạ ion hoá, nên tránh dùng càng nhiều càng tốt. Tốt nhất trường hợp không thực sự cần thiết thì không nên chụp X-quang. Phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai, khi cần hãy trao đổi kỹ với bác sĩ, trường hợp buộc phải chụp X-quang, bác sĩ sẽ làm một số biện pháp bảo vệ tốt hơn.
Đá trang trí
Gạch men, đá cẩm thạch… được sử dụng trong trang trí nhà cửa là những vật liệu có chứa chất phóng xạ tự nhiên, vì thế khi mua vật liệu bằng đá phải tìm hiểu rõ mức độ phóng xạ của chúng, nếu có thể hãy nhờ tổ chức chuyên môn kiểm tra cường độ bức xạ của chúng. Trong khi sử dụng, tốt nhất hãy để gian phòng thông thoáng, cũng có thể đặt một số cây có hiệu quả giúp không khí trong lành.
(Nguồn: Tổng hợp)
Bình luận