5. Duy trì cân nặng lý tưởng:
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mạn tính bao gồm: Rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, tim mạch, ung thư...
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, BMI từ 18,5-22,9 là bình thường, BMI từ 23-24,9 là thừa cân và BMI từ 25 trở lên là béo phì; BMI từ 2529,9 là béo phì độ 1; BMI từ 30 trở lên là béo phì độ 2 (BMI được tính băng cân nặng chia cho chiều cao bình phương - kg/m2 ).
Ngoài BMI, thì chỉ số vòng eo là thông số giúp đánh giá lượng mỡ trong nội tạng. Có hai ngưỡng vòng bụng được Hội Tim mạch Châu Âu áp dụng rộng rãi là:
- Vòng bụng ≥ 94cm ở nam và ≥ 80cm ở nữ là ngưỡng cần khuyến cáo không được để tăng cân thêm nữa.
- Vòng bụng ≥ 102cm ở nam và ≥ 88cm ở nữ là ngưỡng cần khuyến nghị phải giảm cân.
Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng giúp giảm các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa và giảm nguy cơ tim mạch tổng thể.
6. Kiểm soát tốt huyết áp:
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nặng nề của bệnh lý tim mạch. Huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành động mạch. Các động mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim đến phổi để lấy oxy, sau đó đưa oxy đến hệ cơ quan và mô.
Chính vì thế, khi huyết áp tăng kéo dài, hệ quả là dẫn đến hàng loạt các biến chứng, nếu có mỡ máu cao thì càng làm tăng thêm nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
Khi đã có tăng huyết áp, nếu thay đổi lối sống không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Có rất nhiều nhóm thuốc hạ áp, hoạt động theo những cơ chế khác nhau. Điều quan trọng là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh. Người ta vẫn hay nói về “3Đ” trong điều trị: Đúng, Đủ và Đều. Chỉ có áp dụng đủ 3Đ đó mới giúp kiểm soát huyết áp tốt và tránh được các biến chứng nghiêm trọng do tăng huyết áp gây ra.
7. Bỏ thuốc lá:
Hút thuốc lá không chỉ là yếu tố nguy cơ của ung thư phổi và viêm phế quản mạn tính, mà còn là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7.000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da.
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu.
Do vậy, từ bỏ thuốc lá là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đối với người mắc bệnh động mạch vành, cai thuốc lá giúp giảm tới 36% nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và giảm 50% nguy cơ tử vong sớm.
8. Hạn chế rượu bia:
Tác hại của lạm dụng rượu bia rất nhiều, trong đó ảnh hưởng đến các bệnh lý tim mạch. Do trong rượu chứa nhiều cồn, mà còn là chất độc và có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Do vậy khi một người uống rượu, tế bào cơ tim chết và thay vào đó là mô xơ không có khả năng co bóp, dẫn đến bệnh cơ tim do rượu, hậu quả là suy tim, loạn nhịp tim và tử vong.
Nguồn: Tổng hợp
Bình luận