Những thói quen để có một trái tim khỏe mạnh - phần 1

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phát hiện ra dấu hiệu của bệnh tim đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh trở nên xấu hơn.

Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, bạn hãy bắt đầu thay đổi lối sống của mình qua những thói quen tốt sau đây:

1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh:

Một chế độ ăn đủ năng lượng, chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch, mà còn tốt cho sức khỏe toàn thân.

Rau xanh và trái cây tươi: Cũng như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật khác, rau xanh và trái cây tươi có chứa các chất có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Ăn nhiều trái cây và rau quả giúp cảm giác mau no và giảm thực phẩm có lượng calo cao hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nên tăng cường lượng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn thay thế cho các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

Giảm các chất béo không lành mạnh: Một trong những bước trọng để giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành là hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Theo đó, chất béo bão hòa không vượt quá 5%-6% tổng lượng calo hàng ngày. Nếu chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày, thì tổng lượng chất béo bão hòa chỉ từ 11-13g.

2. Tập thể dục phù hợp:

Cùng với chế độ ăn, tập thể dục cũng có vai trò quan trọng trong trong việc bảo vệ trái tim. Có nhiều bài  tập tốt cho tim mạch, nhưng 5 bài tập thể dục sau được đánh giá là có hiệu quả trong việc tăng cường sức khỏe trái tim.

Đi bộ nhanh: Là bài thể dục rất tốt và phù hợp với người mắc bệnh tim mạch. Bài tập này có thể giúp giảm cholesterol máu, kiểm soát cân nặng và ổn định huyết áp. Nên đi bộ với tốc độ nhanh, khi thấy cơ thể đổ mồ hôi và hơi thở gấp hơn thì giảm tốc độ lại, sau đó lại tăng tốc để rèn luyện sức bền. Thời gian tập luyện nên từ 30-60 phút mỗi ngày, và nên tập hàng ngày hoặc tối thiểu 5 ngày/một tuần.

Bơi: Cũng là một bài tập thể béo dục tốt cho tim mạch, đặc biệt khi có vấn đề về xương khớp không thể  đi hoặc chạy bộ. Khi bơi, toàn bộ cơ thể đều hoạt động, các mạch máu được massage thư giãn và máu được lưu thông khắp cơ thể.

Trước khi bơi cần khởi động kỹ, không ngụp lặn hoặc bơi quá sức. Việc nín thở rất nguy hiểm cho người mắc bệnh tim mạch. Nên bơi trong bể bơi nước ấm.

Đạp xe: Đạp xe thường xuyên bài tốt cho tim, mạch máu, phối và làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột sức quy, đau tim... lên tới 50%. Bài tập này đặc biệt tốt cho những người tăng huyết áp hoặc có vấn đề về xương khớp (đầu gối, bàn chân...).

Tập yoga: Bài tập này vừa giúp ổn định nhịp tim, huyết áp, giảm căng thẳng stress mà còn giúp cơ thể dẻo dai hơn.

Nên tập yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần với cường độ vừa phải để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Một vấn đề cần lưu ý khi tập thể dục hoặc thể thao, đó là phải phù hợp với từng cá nhân, các bệnh lý nền mà mỗi người có, tránh lạm dụng gây nên các tác dụng bất lợi, thậm chí nguy hiểm.

3. Kiểm soát tốt đường huyết:

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng, trong đó biến chứng tim mạch, gây ra tỉ lệ tử vong cao. Bệnh nhân đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch lên trung bình 2-3 lần.

Bệnh nhân đái tháo đường đã có bệnh tim mạch có nguy cơ tim mạch cao hơn so với người có bệnh tim mạch nhưng không mắc đái tháo đường,

Do đó, việc kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp giảm nguy cơ tim mạch ở những bệnh nhân đái tháo đường.

4. Thường xuyên kiểm tra cholesterol:

Cholesterol đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó giúp cho sự hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh, cần cho sự sản xuất một số hormone như hormon tuyến thượng thận, sinh dục...

Cholesterol đến từ 2 nguồn: Từ trong cơ thể sản xuất ra và từ thức ăn đưa vào. Cholesterol trong cơ thể được sản xuất ở gan 80%. Trong thức ăn, cholesterol có nhiều ở thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật. Như vậy, cholesterol ở mức nhất định là cần thiết, cơ thể không thể thiếu.

Ở người bình thường, hàm lượng cholesterol trong máu luôn là hằng định, chỉ khi tăng quá cao mới gây bệnh. Khi cholesterol tăng cao nếu không được điều trị sớm sẽ gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch.

Chỉ khi xét nghiệm máu mới cho kết quả các chỉ số cholesterol và là biện pháp đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch đang ở mức nào và kịp thời can thiệp.

Còn tiếp

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG