Cẩn thận với những triệu chứng suy thận dưới đây

Thận có thể sẽ phải làm việc quá sức nếu như lượng độc tố trong cơ thể quá nhiều. Điều này làm cho chức năng của thận bị suy giảm dần, dẫn đến suy thận.


Suy thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.

Chính vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ về triệu chứng của bệnh và có cách đối phó ngay từ ban đầu.

  1. Thường xuyên ngáp, triệu chứng kéo dài không hết

Ngáp là hiện tượng sinh lý bình thường, dễ thấy khi cơ thể uể oải muốn ngủ, hoặc khi đang ngủ ngon giấc mà bị đánh thức, trong trường hợp này thì ngáp là một hiện tượng sinh lý bình thường không phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu không ở trong những trường hợp như vậy mà bị ngáp kéo dài thì có thể là biểu hiện suy thận, nên đi kiểm tra y tế.

Chứng suy thận có biểu hiện ngáp là thận dương hư, những người bị thận dương hư ngoài việc ngáp liên tục và tinh thần mệt mỏi, cũng thường kèm theo biểu hiện sắc mặt nhợt nhạt thiếu sức sống, tay chân lạnh, dễ chướng bụng, phân lỏng, tiểu đêm nhiều. Nếu để ý kỹ vùng miệng cũng có thể thấy các triệu chứng như lưỡi trắng nhợt nhạt, đôi môi thâm tím.

  1. Vô cớ thấy mặn miệng

Người bị thận âm hư, ngoài thường thấy mặn miệng còn kèm theo cảm giác khô miệng và họng, chóng mặt, ù tai, mỏi đầu gối và lưng eo, tâm trạng bứt rứt khó chịu, mất ngủ mơ nhiều, nếu quan sát lưỡi sẽ thấy lưỡi đỏ, có lớp bựa lưỡi khô mỏng. Còn đối với người bị thận dương hư, ngoài cảm giác mặn trong miệng cũng thường kèm theo các triệu chứng khác như toàn thân uể oải, khó thở, ớn lạnh, chân yếu, tiểu đêm nhiều, nếu nhìn vào lưỡi sẽ thấy lưỡi nhợt nhạt, bên lưỡi có dấu răng.

  1. Cảm giác lo âu vô cớ

Lo âu khác với sợ hãi. Sợ hãi thường đến bất ngờ không báo trước, chủ nhân bị động. Lo âu bao hàm nhát gan, người lo âu có sự chủ động nhất định đối với cảm giác. Chứng lo âu vô cớ do hư thận thường đi kèm với các triệu chứng như tâm trí trống rỗng, đãng trí, thắt lưng và đầu gối mỏi mệt.

Người bị thận âm hư, cùng với sợ hãi còn đi kèm các triệu chứng khác như lòng bàn tay và chân nóng ran, tâm trạng bứt rứt, mất ngủ, mộng tinh, ra mồ hôi ban đêm, lưỡi đỏ, khô và ít bựa. Còn đối với người thận dương hư thì ngoài cảm giác lo âu sợ sệt còn cảm giác sợ lạnh, tứ chi lạnh, người mệt mỏi, lưỡi có bựa trắng nhợt nhạt.

  1. Sợ lạnh

Theo Đông y, khi cơ thể tràn đầy dương khí thì khả năng chịu lạnh tốt hơn, đảm bảo tốt hơn duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường, nhờ đó hạn chế được cảm giác sợ lạnh; nếu cơ thể dương khí suy yếu, khó giữ ấm, sẽ tạo ra cảm giác sợ lạnh.

Dương khí cơ thể bao phủ toàn thân, có ở mọi nơi, các tạng phủ đều có dương khí, về cơ bản thì thận là nguồn gốc của dương khí. Thận là gốc ban đầu, có thận âm và thận dương, thận âm là gốc dịch thể âm của cơ thể, thận dương là gốc dương khí của cơ thể. Điều trị chứng ớn lạnh liên quan đến phục hồi thận dương hư.

  1. Hắt hơi thường xuyên, kéo dài không khỏi

Hắt hơi là một hiện tượng sinh lý phổ biến. Tại sao mọi người hắt hơi? Từ góc nhìn Đông y thì có hai dạng tình huống.

Dạng tình huống thứ nhất là hắt hơi cấp tính, xảy ra khi khí hậu đột nhiên trở lạnh, khi cơ thể bị lạnh thì dễ nhiễm cảm cúm và gây hắt hơi, sau khi hết bị cúm thì cũng không còn bị hắt hơi nữa.

Dạng tình huống thứ hai là hắt hơi do suy thận. Khí lực cơ thể là yếu tố quan trọng ngăn ngừa tà khí bên ngoài, trong khi nguồn phát khí lực là từ thận hạ tiêu, được bổ dưỡng bởi lá lách trung tiêu và truyền phát từ phổi thượng tiêu. Nếu thận khí cơ thể bị suy yếu thì khí lực sẽ không đủ, phổi không thể truyền phát khí lực như bình thường, vậy là xuất hiện phản ứng hắt hơi.

Các biểu hiện suy thận có rất nhiều, và suy thận cũng có thể chia thành hai dạng âm suy và dương suy, phải dựa theo tình trạng để điều dưỡng hợp lý mới có thể giúp sức khỏe hồi phục.

 (Nguồn: Tổng hợp)

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG