Có nhiều bà mẹ rất chăm con nhưng bé yêu không chỉ chậm tăng cân mà còn thấp bé hơn so với trẻ cùng tuổi. Trẻ chậm tăng cân không phải chứng bệnh mà là cảnh báo hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề, dưỡng chất, năng lượng không đủ để trẻ phát triển. Trẻ nên có cân nặng, chiều cao phù hợp với lứa tuổi để có sức đề kháng tốt, cao lớn, khỏe mạnh, trí tuệ, năng động.
Nguyên nhân gây tình trạng chậm tăng cân ở trẻ:
- Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất: Không ít trường hợp trẻ lên cân chậm là do chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi, vitamin A, B, D, … trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp bé, nhẹ cân hơn bạn cùng tuổi.
- Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ thường gặp nhiều rối loạn như táo bón, đầy bụng khó tiêu, khó hấp thu. Đây là một trong những lí do khiến bé dù ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, là rào cản sự phát triển của bé yêu nên các bậc phụ huynh hãy đưa con đi khám để tìm nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, giúp trẻ phát triển tối ưu.
- Trẻ biếng ăn: Trẻ chán ăn, lười ăn cũng khiến cân nặng cứ “giậm chân tại chỗ” vì các dưỡng chất được nạp vào không đủ để nuôi cơ thể nên sẽ dẫn đến trẻ bị chậm lên cân.
- Mẹ ít sữa: Với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ được xem là “nguồn sống” của con, nếu sữa mẹ không dồi dào, trẻ sẽ đủ sữa để ăn dễ khiến con bị đói và chậm tăng cân. Nhiều gia đình cho trẻ ăn sữa công thức để bổ sung dưỡng chất nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trong 6 tháng đầu đời nên cho bé yêu ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ để trẻ phát triển tối ưu và an toàn. Ngoài ra có những sai lầm khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân như tư thế cho con bú không đúng khiến trẻ ngậm ti không đúng cách, mẹ cho trẻ bú sữa quá nhanh,…
- Chế biến thức ăn sai cách: Quan niệm sai lầm trong chế biến đồ ăn cho trẻ của nhiều phụ huynh cũng khiến trẻ tăng cân chậm, ví dụ: nạp quá nhiều lượng đường hoặc muối, cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài thường xuyên…
- Chăm sóc trẻ không khoa học: Các thói quen xấu cũng gây ra tình trạng trẻ chậm lên cân như: cho trẻ tắm ngay sau ăn, cho trẻ bú hoặc uống nước trước bữa ăn,…
- Trẻ hiếu động: Trẻ hiếu động, ham chơi thường có nhu cầu nạp dưỡng chất nhiều hơn để trẻ vui chơi, giải phóng năng lượng mọi nơi mọi lúc.
Giải pháp giúp trẻ tăng cân:
- Đa dạng và cân đối chế độ ăn với thực đơn phong phú, liên tục đổi món kích thích sự thèm ăn của trẻ. Trẻ chậm tăng cân nên ăn nhiều rau củ quả, phô mai, thịt cá, ngũ cốc, các loại hạt, uống sữa… để “lớn nhanh như thổi”. Nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ hấp thu tốt nhất.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần, vì giun sán “cướp” hết dinh dưỡng khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân. Vậy nên cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tập thể dục vừa phải đúng cách với các bài tập phù hợp với độ tuổi như chơi bóng, đạp xe, bơi lội, chạy bộ,… vừa giúp trẻ tăng cường sức khỏe lại phát triển chiều cao, cân nặng tốt.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc vi lượng bị thiếu hụt. Cha mẹ nên bổ sung các khoáng chất quan trọng như magie, kali, kẽm, đồng, đặc biệt là canxi và vitamin D3 giúp bổ sung canxi hỗ trợ xương, răng chắc khỏe, phát triển trí tuệ, hạn chế nguy cơ còi xương, thấp bé.
- Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ để tăng khả năng hấp thu bằng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn probiotics và chất xơ hòa tan từ thực vật prebiotics. Lợi khuẩn giúp ức chế vi khuẩn, tổng hợp acid amin có lợi cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện các triệu chứng chướng bụng đầy hơi, chứng bất dung nạp đường lactose từ đó bé cao lớn khỏe mạnh hơn.
Nguồn: Tổng hợp
Bình luận