Tìm hiểu về thoái hóa đốt sống, nguyên nhân và cách điều trị.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh xương khớp rất phổ biến ở những người cao tuổi. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng còn có thể gây ra những biến chứng khiến người bệnh mất khả năng vận động và lao động.

Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh từ đó lựa chọn cho mình những biện pháp phù hợp, đạt hiệu quả giảm thiểu đau đớn và bất tiện mà bệnh đem lại, chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp điều trị. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ có ích với nhiều người bệnh đang gặp khó khăn với thoái hóa cột sống thắt lưng.

Thoái hóa đốt sống?

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay thoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh thoái hóa đốt sống rất phổ biến, đặc biệt là ở người già do quá trình lão hóa tự nhiên. Đây là căn bệnh mạn tính xảy ra tại các xương đốt sống ở thắt lưng do sụn khớp, đĩa đệm bị thoái hóa và suy giảm chất lượng màng hoạt dịch khiến cột sống lưng bị đau nhức và biến dạng.

Triệu chứng và biến chứng của thoái hóa đốt sống.

Khi mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng là đau lưng, đau vùng thắt lưng, cơn đau có thể âm ỉ liên tục hoặc dữ dội kéo dài nhiều ngoài, có thể lan rộng đến hông và chân khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động. Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh cúi người, vặn mình hoặc nâng nhấc đồ vật, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau có thể kèm theo cảm giác co cứng cơ quanh cột sống.  Các cơn đau thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi người bệnh vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.

Khi bệnh trở nên trầm trọng, ngoài những cơn đau thắt lưng liên tục, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng lưng yếu, tứ  chi đau nhức thậm chí là tê liệt, khó khăn trong di chuyển, điều này có nghĩa là bệnh đã ảnh hưởng đến tận tủy sống.

Nguyên nhân của thoái hóa đốt sống lưng.

Cột sống lưng bị thoái hóa là do chịu quá nhiều áp lực khiến sụn khớp, đĩa đệm, bao khớp…bị tổn thương, mất đi độ đàn hồi và suy giảm chất lượng. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và gây thoái hóa cột sống lưng được cho là:

  1. Tuổi tác: 

Tuổi tác càng cao đồng nghĩa với quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ. Lúc này các tế bào sụn ở cột sống lưng bị giảm khả năng tái tạo, sụn sẽ giảm dần và ngày càng giảm chất lượng khiến cho độ đàn hồi và chịu lực rất kém. Vì vậy mà cột sống sẽ bị giảm dần các chức năng và ngày càng thoái hóa.

  1. Chấn thương có thể dẫn đến thoái hóa cột sống:

Những chấn thương ở vùng cột sống có thể khiến sụn khớp, đĩa đệm bị tổn thương. Lâu ngày, cột sống bị giảm khả năng chịu lực, trở nên suy yếu và dần bị thoái hóa.

  1. Bệnh lý:

Người mắc các bệnh về nội tiết như mãn kinh, loãng xương, tiểu đường; bệnh gút hay dùng thuốc corticoid cũng dễ khiến xương cột sống kém chất chất lượng, đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây bệnh.

  1. Di truyền, bẩm sinh:

Yếu tố gia đình cũng là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh thoái hóa cột sống. Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng di truyền cho thế hệ sao rất cao.

Ngoài ra, những người bị gù vẹo cột sống bẩm sinh cũng khiến diện tích tỳ nén bình thường của cột sống bị thay đổi và làm giảm khả năng chịu áp lực. Từ đó, tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng.

  1. Các yếu tố khác:

Sai tư thế lao động, công việc đòi hỏi người bệnh phải khuân vác vật nặng, bị béo phì… cũng là những nguyên nhân thúc đẩy bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng phát triển.

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống.

Hiện nay, việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống có thể được thực hiện với nhiều phương pháp nhau, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp Y học cổ truyền hoặc theo Y học hiện đại để chữa bệnh được hiệu quả.

Nguyên tắc điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng theo y học hiện đại là điều trị theo triệu chứng bằng các biện pháp nội khoa phối hợp với vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của cột sống.

– Điều trị nội khoa: sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ hay tiêm corticoid tại chỗ.

Điều trị bằng thuốc Tây y như trên thường có ưu điểm là hiệu quả nhanh giúp cho bệnh nhân cắt các đơn và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cũng như sự tiện lợi trong quá trình khám chữa bệnh và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, thực chất  thuốc Tây y là các loại hóa chất được tổng hợp lại, nó chỉ có tác dụng làm mất đi các triệu chứng bệnh tạm thời khiến cho bệnh nhân tưởng chừng mình đã khỏi bệnh nhưng thực ra là bệnh nhân không hề khỏi bệnh. Ngoài ra, chúng còn ẩn chứa vô vàn nguy hiểm khi sử dụng nhiều lần hoặc lâu dài.

– Vật lý trị liệu: xoa bóp, chườm nóng, chiếu hồng ngoại, tập thể dục,…

– Điều trị ngoại khoa: được thực hiện khi bệnh kéo theo các biến chứng như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hẹp ống sống đã điều trị bằng nội khoa không mang lại hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, cột sống thắt lưng bị thoái hóa là do chức năng của thận bị suy giảm, do phong thấp hàn xâm nhập vào cơ thể khiến các kinh lạc bế tắc, máu huyết kém lưu thông, lâu ngày dẫn đến thoái hóa xương khớp.

Để điều trị thoái hóa cột sống lưng, Y học cổ truyền sử dụng những bài thuốc với thành phần thảo dược tự nhiên để phục hồi thận, khu phong trừ thấp hàn, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ khí huyết. Dùng cho các trường hợp thoái hóa cột sống lưng hoặc kèm theo thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.

Việc sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng đang là phương pháp được nhiều các chuyên gia khuyên dùng vì tính an toàn và hiệu quả lâu dài mà nó đem lại cho bệnh nhân. Phương pháp này đã trở nên quen thuộc và được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng. 

Thoái hóa đốt sống bằng đông y tác dụng thế nào?

Điều trị bằng thuốc Đông y luôn cần thời gian điều trị dài lâu, cũng như các bài thuốc Đông y khác. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên kết hợp dùng thuốc và áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu Đông y như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt để giúp rút ngắn thời gian điều trị.
Chế độ dinh dưỡng khi điều trị thoái hóa đốt sống.

Đối với bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng việc duy trì một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, chú ý tăng cường, bổ sung vitamin D, omega-3, ăn nhiều rau xanh, củ quả, các loại thức ăn có hàm lượng canxi cao: súp lơ, cải xanh, hải sản, tôm, cua, xương heo bởi chúng có tác dụng giảm đau nhức, hỗ trợ điều trị bệnh, làm mạnh xương khớp. Hạn chế tối đa thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt cừu..) đó là những loại thịt có hàm lượng axit rất cao (axit làm tăng cơn đau nhiều hơn). Nên kiểm soát tình trạng cân nặng bản thân bởi thừa cân béo phì không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh huyết áp, tim mạch…

Nguồn tổng hợp.

Bạn đọc còn có thể tham khảo các sản phẩm TPCN tối ưu cho vấn đề này đang có bán tại hệ thống

Siêu thị thực phẩm chức năng của An Hòa Khang - An tâm sống khỏe
Kiot 1, tòa nhà HH1, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0932317227

Tham khảo:

Glucosamine

Calcium-D

Calcium 600

Xương khớp Tuệ Linh

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG