Tìm hiểu về Lycopen có trong gấc

Gấc loại quả quen thuộc với tất cả mọi người trong những buổi tiệc tùng,đám giỗ, thì hấu như nhà nào cũng không thể thiếu vài dĩa xôi gấc. Nhưng ít ai biết được, ẩn mình trong lớp màng bọc của hạt gấc khi chế biến ra dầu gấc lại chứa đựng nhiều phương thuốc chữa bệnh rất hay và thậm chí có thể chữa trị được ung thư. Nguyên nhân gì khiến gấc lại có nhiều công dụng thần kỳ đến vậy? Đó chính là Lycopene hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh, tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường,…

Lycopen là gì?

Lycopene là một carotenoid, một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật và các loài sinh vật quang hợp khác như tảo, một vài loài nấm và vi khuẩn.

Lycopen được tìm thấy trong nhiều loại rau quả có màu đỏ như: gấc, cà chua, dưa hấu, đu đủ, ổi đỏ, bưởi đỏ, bưởi chùm nhưng không có trong dâu tây hay anh đào. Mặc dù lycopen về mặt hóa học là một loại caroten, nhưng nó không có hoạt tính của vitamin A. Thực phẩm không có màu đỏ cũng có thể chứa lycopen, chẳng hạn như các loại đỗ, đậu.

Các carotenoid tương tự như lycopen là các sắc tố quan trọng được tìm thấy trong các phức hợp protein-sắc tố quang hợp ở thực vật, vi khuẩn có khả năng quang hợp, nấm và tảo. Lycopen là chất trung gian thiết yếu trong tổng hợp sinh học nhiều loại carotenoid quan trọng, như beta-caroten và các xanthophyll.

Lycopen có tác dụng nổi trội nào?

Lycopene là một chất chống oxy hóa cực mạnh được cho là thần dược của tuổi xuân, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch. Ngày nay các khoa học đã chứng minh được tác dụng đặc biệt của lycopen về khả năng ngăn chặn quá trình oxi hóa, lão hóa tế bào và chống gốc tự do.

Nguyên lý hoạt động của hợp chất chống oxy hóa này còn nhiều tranh cãi song công dụng tuyệt vời của nó với da thì đã được chứng minh. Nếu lycopen được dùng trực tiếp trên da thì nó sẽ thể hiện được ngay hiệu quả ngăn chặn sự tấn công của tia UV và giảm tới mức tối thiểu của cháy nắng trên da khi ra ngoài trời.

Người Nhật Bản mệnh danh Lycopen là ‘chiến binh dũng mãnh’ trong quá trình đẩy lùi và xóa mờ vết thâm nám, nếp nhăn trên da. Từ lâu, lycopen đã được thế giới sử dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm để làm cho da hồng hào, tươi trẻ, mịn màng, chống được các dấu hiệu đốm nâu, da nhăn và lão hóa.

Và Lycopen có ở đâu?

Thực vật và các vi khuẩn có khả năng quang hợp trong tự nhiên sản sinh ra lycopen.

Khác với cây cỏ, con người không thể tự tổng hợp ra lycopen mà sử dụng lycopen từ việc ăn thực vật nhằm bảo vệ bản thân mình. Lycopen giúp chống lại các tác nhân oxy hóa từ bên ngoài.

Các loại rau quả chứa nhiều lycopen bao gồm: gấc, nhót Nhật, cà chua, dưa hấu, bưởi chùm đỏ, ổi đỏ, đu đủ...

Nguồn cung cấp lycopen

Nguồn

μg/g trọng lượng ẩm

Gấc

2.000–2.300

Nhót Nhật (quả đỏ)

150–540

Cà chua tươi

8,8–42

Nước quả cà chua

86–100

Nước xốt cà chua

63–131

Ketchup (Xốt cà chua đặc)

124

Dưa hấu

23–72

Bưởi chùm đỏ

3,6–34

Ổi đỏ

54

Đu đủ

20–53

Bột nghiền quả tầm xuân (hồng)

7,8

< 0,1

Gấc có hàm lượng lycopen cao nhất trong số các loài rau quả đã biết, với hàm lượng lycopen cao hơn cà chua tới 70 lần. Gấc có thể trở thành nguồn cung lycopen ở quy mô thương mại, do phần màng đỏ của nó chứa rất nhiều lycopen.

Lycopen hòa tan trong chất béo, vì thế dầu thực vật được coi là hỗ trợ sự hấp thụ. Gấc là loại rau quả ngoại lệ duy nhất, do nó vừa có hàm lượng lycopen cao lại vừa chứa các axít béo no và không no. Dầu gấc ép từ phần màng đỏ thịt gấc được cho là dễ hấp thụ nhất vì có chứa sẵn các loại axit béo không no, giúp hòa tan lycopen mà không cần đến các tác nhân bên ngoài.

Nguồn: Tổng hợp

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

QQXMDj 23/12/2023

There is evidence, however, that in some patients the intratumoural concentration of tamoxifen is substantially reduced at relapse, despite no change in plasma levels buy cialis usa
Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG