Những thực phẩm có tác dụng phòng chống cúm

Chuyển mùa là giai đoạn thời tiết thay đổi với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh do nắng mưa thất thường, kèm theo độ ẩm thấp dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, trong đó phổ biến nhất là bệnh cúm. Dưới đây là các thực phẩm có tác dụng đẩy lùi bệnh cúm.

Tỏi: Tỏi được mệnh danh là “kháng sinh thiên nhiên”, bởi nó có khả năng chống lại rất nhiều dạng virus và vi khuẩn có hại cho cơ thể. Nếu mỗi ngày ăn một tép tỏi sống thì sẽ tăng khả năng đề kháng trước các virus cúm rất lớn.

Đối với trẻ em, việc ăn tỏi sống có thể khó khăn, vì vị của nó khá cay và hắc, bạn hãy ép tỏi vào nước chấm để cho để trẻ ăn cùng các loại thức ăn khác. Bạn cũng có thể dùng tỏi để xào nấu, ngâm rượu, ngâm dấm, nhưng tác dụng không bằng khi ta ăn tỏi sống.

Thịt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Bởi, cơ thể của chúng ta muốn hoạt động được bình thường thì phải cần đến protid. Trong thịt có rất nhiều sắt (lượng sắt có trong thịt nhiều hơn gấp nhiều lần lượng sắt có trong táo hay lựu). 

Cá biển rất giàu acid béo omega 3 và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, kẽm có khả năng chống lại rất nhiều dạng rhinovirus gây cảm cúm, ngay cả trong trường hợp bạn vẫn bị ốm, thì kẽm vẫn giúp bạn chóng khỏe. Nguyên tố này không chỉ có nhiều trong cá biển mà cả trong bắp cải biển.

Cá biển rất giàu acid béo omega 3 và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch 

Bưởi có đặc tính chống lại vi khuẩn và virus nhờ thành phần chứa một lượng lớn vitamin C, beta carotene và tinh dầu. Nếu bạn đã có thói quen thường xuyên ăn các loại quả giàu vitamin C họ cam quýt như: chanh, cam, quýt ...(các loại quả này cũng giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm) hãy dùng thêm bưởi.

Bưởi có thể chống lại vi khuẩn và virus nhờ chứa một lượng lớn vitamin C

Súp lơ có tác dụng kích thích hệ miễn dịch cơ thể bạn rất mạnh. Bởi trong loại rau này có chứa kẽm, selen, vitamin A, C, D có tác dụng không chỉ chống lại cảm cúm mà cả những biến chứng nặng hơn của bệnh. Ngoài ra, súp lơ còn có tác dụng phòng ngừa ung thư.

Cà rốt là loại củ có chứa chất carotenoid, có thể chuyển hóa thành vitamin A, gúp tăng cường chức năng tế bào biểu mô, tạo ra sức đề kháng đối với virus cúm, cải thiện hệ miễn dịch.

Vitamin A còn có khả năng tăng cường màng nhầy cho họng và phổi, bảo đảm sự trao đổi chất ở bộ phận này giúp nó hoạt động bình thường, tránh được cảm cúm. Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn cà rốt hằng ngày, vì có thể bị vàng da, thừa vitamin A, gây ra tình trạng ngộ độc.

Nấm thúc đẩy quá trình sản sinh ra cytokine giúp chống lại virus cúm. Nấm cũng có chứa polysaccharides - loại hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch.

Trà xanh, bên cạnh những lợi ích sức khỏe đáng kể đối với tim mạch, não bộ, khớp, trao đổi chất…, trà xanh cũng được sử dụng như một phương thức phòng cúm hiệu quả. Nồng độ cao của polyphenol và catechin (đặc biệt là EGCG - một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất được biết đến) có trong trà xanh giúp chống lại virus và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus reuteri có khả năng ngăn chặn quá trình sao chép của virus khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, không phải sữa chua của hãng nào cũng có lợi khuẩn, vì vậy, hãy đọc kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua.

 (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG