Những nguyên nhân thường gặp gây ra huyết áp thấp

Chính vì chủ quan với bệnh huyết áp thấp mà nhiều người rơi vào nguy hiểm, đột ngột ngã quỵ ra đường, bị thương do ngất, thậm chí gây tử vong bất ngờ. Có rất nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp, dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến nhất mọi người nên biết để cải thiện tình trạng huyết áp của mình.


Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Mất nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây huyết áp thấp. Mất nước khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực. Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, tiêu chảy kéo dài hay ra nhiều mồ hôi trong khi tập luyện, sốc nhiệt

Các vấn đề về nội tiết: Các vấn đề về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp, bệnh ở tuyến cận giáp, tuyến thượng thận suy yếu, hạ đường huyết và bệnh đái tháo đường… đều có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp. Sở dĩ bệnh tuyến thượng thận làm hạ huyết áp vì bệnh này làm cho hệ thống miễn dịch tấn công các tuyến thượng thận sản xuất ra hormone kiểm soát huyết áp của bạn. Bệnh đái tháo đường gây huyết áp thấp vì bệnh này khiến mạch máu bị tổn hại và dẫn đến tình trạng huyết áp thấp

Các vấn đề về tim: Các bệnh tim như suy tim, cơ tim yếu, nghẽn tim, nhịp tim nhanh đều có thể gây ta tình trạng huyết áp thấp khiến lượng máu từ tim đến các cơ quan bị giảm đi.

Nhịp tim nhanh cũng có thể gây tụt huyết áp

Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Sốc phản vệ cũng có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Sốc phản vệ khiến huyết áp bị tụt nhanh chóng. Ngoài tụt huyết áp, khi bị sốc phản vệ người bệnh còn có các biểu hiện như ngứa, phát ban, khó thở, sưng cổ họng, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Sốc phản vệ có thể xảy ra do dị ứng thức ăn, phản ứng thuốc hay vaccine…

Thiếu hụt dinh dưỡng: Nếu bạn không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn có thể bị huyết áp thấp. Huyết áp thấp thường gặp ở người thiếu folate và vitamin B12, 2 dưỡng chất này giúp cơ thể sản xuất các tế bào màu đỏ. Nếu bạn không bổ sung đủ vitamin thì cơ thể không thể sản xuất đủ các tế bào máu đỏ từ đó gây nên tình trạng huyết áp thấp.

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các tế bào hồng cầu

Thiếu máu: Thiếu máu có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp vì cơ thể không có đủ hemoglobin hoặc các tế bào hồng cầu. Hồng cầu là thành phần chủ yếu tạo độ nhớt của máu, nhờ độ nhớt mà tốc độ tuần hoàn, nhất là tuần hoàn mao mạch ổn định. Khi độ nhớt của máu thay đổi sẽ gây ra thay đổi tốc độ tuần hoàn và gây ra tình trạng huyết áp thấp.

Làm sao để đối phó với huyết áp thấp?

Để kiểm soát huyết áp ở mức an toàn, người bị huyết áp thấp nên tuân thủ theo chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau: Nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa ăn chính, điều này sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp thấp sau khi ăn (một dạng của huyết áp thấp); Nên tránh uống rượu và tránh sử dụng thực phẩm, đồ uống có chứa cafein. Bạn không nên thay đổi tư thế đột ngột, điều đó có thể làm bạn cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các biện pháp trên bạn nên đến gặp bác sỹ để trao đổi về tình trạng huyết áp của mình. Nếu huyết áp của bạn do các bệnh lý khác gây ra, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh để khắc phục bệnh huyết áp thấp.

 Trong y học cổ truyền, muốn điều trị huyết áp thấp an toàn và lâu dài, người bệnh nên dùng các thảo dược có tác dụng bổ máu, cải thiện chất lượng máu và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu lên não, chẳng hạn như Đương quy, Xuyên tiêu… Hiện nay, các nhà khoa học còn phát hiện ra những thảo dược này còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh thể dịch - có vai trò điều chỉnh huyết áp, giúp nâng cao chỉ số và giảm đi các triệu chứng một cách tự nhiên và bền vững.

 (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG