Con người và động vật chỉ có ngủ mới lớn lên được, giấc ngủ hỗ trợ tỳ vị tiêu hoá thức ăn. Vì vậy, ngủ là bước tiên quyết đối với dưỡng sinh, một đêm không ngủ, dù có mất một trăm ngày cũng khó mà bù lại được.
Người xưa đã để lại cho chúng ta 4 điều quan trọng đối với giấc ngủ, giúp cho tinh thần khỏe mạnh, thân thể trẻ trung.
Điều thứ nhất: Mật phải thay mới dịch mật vào nửa đêm, nên nhất định phải ngủ trước nửa đêm
Phải ngủ trước nửa đêm (từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng), thời gian làm việc của gan mật tương ứng với nhau, mật kinh sẽ mở vào 11 giờ tối, nếu không ngủ thì sẽ gây tổn thương mật khí.
Có đến 11 bộ phận trong cơ thể phụ thuộc vào mật, nếu mật khí hư thì chức năng của các bộ phận trong cơ thể đều suy giảm, khả năng trao đổi chất, miễn dịch cũng giảm theo, cơ thể xuống dốc trầm trọng, mật khí hỗ trợ trung khu thần kinh, nếu mật khí bị tổn thương sẽ dễ bị mắc các chứng bệnh về thần kinh như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn cưỡng chế, nóng nảy…
Mật phải thay mới dịch mật vào nửa đêm, mật kinh tăng lên mà chúng ta không nằm xuống, sẽ không có lợi cho việc thay mới dịch mật, dẫn đến việc dịch mật quá đặc kết thành khối, lâu dần sẽ gây ra sỏi mật, một khi đã bị sỏi mật thì mật sẽ yếu đi, khả năng miễn dịch của cả cơ thể giảm hơn 50%, vì vậy không được để bị sỏi mật, phải làm tiêu sỏi bằng khả năng vốn có của hệ thống trong cơ thể.
Những người hay thức khuya dù là nam hay nữ thì cũng gây tổn thương trực tiếp đến gan, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần dẫn đến thiếu khí huyết, mỗi ngày soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám đi. Lúc này thì dù mỗi ngày bạn có dùng kem dưỡng da, thuốc bổ, luyện tập thể thao cũng không thể bù lại được những tổn thương từ việc thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Vì vậy, dù có dậy sớm hay không thì bạn cũng không được ngủ muộn. Có rất nhiều người tinh thần không ổn định đa phần là có thói quen ngủ muộn, việc này luôn dễ gây tổn thương gan, tinh thần và mật. Những người này mắt luôn yếu, tâm trạng u uất, không vui vẻ (phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc hô hấp không ổn định).
Còn có người cho rằng ban đêm ngủ muộn thì có thể bù lại vào ban ngày, thật ra hoàn toàn không thể bù lại được, nếu không ngủ ngon, không ngủ đủ thì cho dù bạn cảm thấy đã bù lại rồi, nhưng thực tế thì khí huyết trong cơ thể đã bị tổn hại rất nhiều.
Điều thứ 2: Khi ngủ thì đừng suy nghĩ gì cả
“Hãy xem cơ thể như hư vô, giống như chìm vào trong nước vậy, trước tiên thả lỏng ngón chân cái rồi đến những ngón chân khác, tiếp theo thả lỏng dần đến chân và đùi, cuối cùng như không còn cảm giác nữa thì sẽ tự động chìm vào giấc ngủ.”
“Hãy để tâm ngủ trước rồi mới nhắm mắt ngủ”. Đây là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất khi ngủ. Có nhiều khi mất ngủ bắt nguồn từ việc suy nghĩ quá nhiều khi ngủ.
Lúc này, đừng lăn qua lăn lại trên giường để tránh hao thần, sẽ càng khó ngủ hơn, cách tốt nhất là ngồi dậy một lúc rồi ngủ lại. Trên thực tế, đối với chúng ta ngày nay, muốn ngủ trước 11 giờ thì việc lên giường sớm và thư giãn cũng rất quan trọng, cho thần kinh một khoảng thời gian để dần dần tĩnh lại, đây cũng chính là những điều mà câu “Hãy để tâm ngủ trước rồi mới nhắm mắt ngủ” muốn nói.
Nếu vẫn không ngủ được, bạn có thể thử kéo giãn chân nhẹ nhàng, sau đó ngồi xếp bằng hoặc chéo chân trên giường, hai tay đặt trên chân, hít thở nhẹ nhàng, cảm giác lỗ chân lông trên cả cơ thể cũng đang hô hấp theo, tốt nhất là đến lúc có thể ngáp thì nằm xuống ngủ.
Điều thứ 3: Nghỉ trưa hoặc ngồi tĩnh tâm dưỡng thần
Vào buổi trưa (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ), nếu không có điều kiện để nghỉ trưa thì bạn có thể ngồi thiền một lúc, nhắm mắt lại và dưỡng thần. Thật ra chỉ cần nhắm mắt ngủ say 3 phút vào lúc chính Ngọ là bằng với ngủ hai giờ đồng hồ, nhưng phải canh vào đúng lúc chính ngọ.
Thiền định cải thiện kết cấu não bộ:
Một nhóm nghiên cứu đến từ bệnh viện thuộc tiểu bang Massachusetts (Mỹ) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiền định đối với kết cấu não bộ bằng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân. Họ tiến hành nghiên cứu 15 người từng ngồi thiền trong 1-30 năm với 15 người chưa từng ngồi thiền và phát hiện ra rằng việc thiền định đã tăng độ dày tầng vỏ não của vùng thùy trước trán, đặc biệt là những vùng kiểm soát khả năng tập trung và nhận thức của cơ thể.
Nghiên cứu trước đó cho thấy vùng tầng vỏ não thùy trước trán của một số những nhà soạn nhạc, vận động viên và chuyên gia ngôn ngữ nổi tiếng đều khá dày.
Điều thứ 4: Nhất định phải dậy sớm
Đối với việc chăm sóc sức khỏe thì dậy sớm có lợi đối với sự trao đổi chất của cơ thể. Lợi ích của việc dậy sớm là vừa có thể thải những chất độc từ việc trao đổi chất ra khỏi cơ thể, nếu dậy quá muộn, đại tràng không được hoạt động đầy đủ, không thể hoàn thành được chức năng bài tiết.
Ngoài ra, chức năng hấp thu và tiêu hóa của cơ thể là mạnh nhất vào khoảng thời gian từ 7 – 9 giờ sáng, đây là “thời gian vàng” để hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy tuyệt đối đừng ngủ nướng, rất nhiều những hiện tượng như chóng mặt, mệt mỏi đều là do ngủ nướng gây nên.
Giấc ngủ là bước quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe. Hoa Đà để lại cho chúng ta 4 điều quan trọng đối với giấc ngủ có thể áp dụng vào thực tế, nếu có thể làm được thì sẽ không dễ bị lão hóa.
Cách ngủ của mỗi người khác nhau, dưới đây là 3 mẹo hay:
- Trước khi ngủ, hãy kéo giãn chân nhẹ nhàng, sau đó ngồi xếp bằng hoặc chéo chân trên giường, hai tay đặt trên chân, hít thở nhẹ nhàng, cảm giác lỗ chân lông trên cả cơ thể cũng đang hô hấp theo, tốt nhất là đến lúc có thể ngáp thì nằm xuống ngủ.
- Gập bụng, hít thở nhẹ nhàng, cảm giác hơi thở nhẹ như gió xuân, trước tiên thả lỏng ngón chân cái rồi đến những ngón chân khác, tiếp theo thả lỏng dần đến chân và đùi.
- Những người dễ ngủ nên nằm nghiêng bên phải, kê tai phải lên lòng bàn tay phải. Lòng bàn tay phải là hỏa, tai là thủy, hỏa và thủy sẽ kết nối với nhau, hình thành sự kết hợp tim và thận, lâu dần sẽ có tác dụng dưỡng tim bổ thận.
(Nguồn: Tổng hợp)
Bình luận