Những bệnh cột sống thường gặp

Cột sống là một chuỗi khớp xương xếp lại thành chồng nói liền đầu, mình, chân, tay giúp cơ thể thoải mái, dễ dàng tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí. Khả năng vận động của cột sống nhớ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đốt sống, sự căng giãn của dây chằng và sự co giãn của các cơ. Đặc biệt, trong cấu trúc cột sống còn có đĩa đệm, là bộ phận vô cùng quan trọng giúp bảo vệ hệ thần kinh não tủy cũng như phân tán trọng lực đè nén lên cột sống. Trong cuộc sống, khi cơ thể hoạt động, sinh hoạt không đúng cách do thói quen hoặc ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài khiến cột sống bị ảnh hưởng, thậm chí bị tổn thương nghiêm trọng gây ra hàng loạt các bệnh như sau:

Loãng xương:

Có thể nói loãng xương là bệnh gắn liền với tuổi tác. Tuổi càng cao thì nguy cơ bị loãng xương càng lớn, vì trong quá trình sống can xi trong xương đã bị hao mòn hoặc thiếu hụt nguồn cung cấp để bồi đắp bởi nhiều lý do khác nhau.

Hàng ngày, cơ thể cần khoảng 1.000mg can xi, chủ yếu được cung cấp từ thức ăn, tuy nhiên không phải ai cũng hấp thụ được do các bệnh lý ở đường ruột. Phụ nữ độ tuổi mãn kinh, những người dùng kéo dài các thuốc thuộc nhóm Corticoide (Dexamethasone, Prednisolone…) hoặc thiếu vận động ngoài trời cũng đều dễ bị loãng xương.

Loãng xương diễn ra từ từ, thầm lặng và kéo dài trong nhiều năm nên nhiều người thường không biết. Để phòng ngừa bệnh loãng xương chúng ta cần phải cung cấp nguồn thức ăn giàu canxi cho cơ thể (như tôm, cua, cá, nghêu, sò, ốc, hến, sữa, rau dền, rau ngót, đậu nành…), có những hoạt động ngoài trời nắng để cơ thể hấp thu vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thu và chuyển hoá canxi.

Gai cột sống:

Gai cột sống là tình trạng cột sống bị thoái hóa. Các nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm: viêm khớp cột sống mạn tính, sự lắng đọng calcium ở các dây chằng hay gân do rối loạn chuyển hóa của cơ thể và di chứng của một chấn thương trong quá khứ. Các biểu hiện thường gặp ở gai cột sống nói chung là đau lưng, đau vai và bị tê tay hoặc chân.

Điều trị thường dùng các loại thuốc giảm đau kết hợp với vật lý trị liệu (xoa bóp, day ấn huyệt, chiếu đèn…), tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp như bơi lội, tập aerobic, yoga, ngồi thiền, đi bộ… Người bệnh nên tránh các công việc nặng như khiêng vác các vật có trọng lượng lớn.

Ngoài ra, cần lưu ý chế độ ăn nhằm tránh tình trạng tăng cân quá mức hay béo phì gây gia tăng áp lực lên cột sống qua việc hạn chế ăn nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật; cần tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Thoát vị đĩa đệm:

Đĩa đệm là một cấu trúc có tính đàn hồi nằm giữa hai đốt sống, giúp cột sống hoạt động linh hoạt. Các biểu hiện của bệnh thường thấy là: đau từ từ do thoái hóa đĩa đệm hoặc đau đột ngột vùng thắt lưng hông sau chấn thương, sau khiêng vác nặng hoặc sau vận động sai lệch cột sống. Cơn đau tăng khi ho, hắt hơi, vận động, đứng ngồi lâu. Người bệnh có thể đi nghiêng người về một bên do vẹo cột sống thắt lưng.

Nói chung, trên 90% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều được điều trị bảo tồn bằng nội khoa và tập phục hồi chức năng. Để phòng bệnh, phải thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức bền của cơ thể. Không khiêng vác quá nặng, đứng ngồi đúng tư thế và không nhấc một vật quá nặng trong tư thế nghiêng cột sống.

Viêm cột sống dính khớp:

Viêm cột sống dính khớp xảy ra chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi. Ban đầu bệnh tiến triển âm thầm, sau đó lộ rõ dần, diễn biến kéo dài gây ra sự tổn thương xương cột sống và các khớp chi dưới. Cuối cùng là sự biến dạng và dính khớp, gây nhiều đau đớn và cử động rất khó khăn. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình, tình trạng chấn thương, nhiễm khuẩn và nhất là liên quan đến một loại kháng nguyên có tên kháng nguyên hòa hợp tổ chức (HLAB 27).

Các nhà chuyên môn khuyên rằng nam giới tuổi từ 15-30, nếu có các biểu hiện đau lưng, đau khớp háng, sưng đau khớp gối, khớp cổ chân nên đến khám xác định tại bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị sớm, hạn chế các biến chứng do bệnh gây ra.

Nguồn: Tổng hợp

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG