Nhiều nghiên cứu cho thấy, người hút thuốc lá và người hút thuốc lá thụ động (ngửi phải khói thuốc lá) đều có nguy cơ bị loãng xương. Thậm chí, phụ nữ thường xuyên hít phải khói thuốc lá nguy cơ này tăng lên 3 lần.
Thuốc lá là thuốc độc với xương
Các nhà nghiên cứu thuốc trường Đại học Gothenburg (Thụy Điển) cho thấy, mật độ xương, đặc biệt là xương chậu và xương sống của người hít phải khói thuốc thấp hơn người bình thường. Nguyên nhân là, khói thuốc lá làm giảm lượng calci mà xương hấp thụ, khiến xương yếu, mỏng, giòn và dễ gãy hơn. Hơn nữa, những người hít phải khói thuốc lá có lượng vitamin D trong huyết thanh thấp hơn so với mức bình thường, khiến xương hấp thụ calci kém hơn, nghĩa là mật độ khoáng xương thấp, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Các độc tố trong thuốc lá, đặc biệt là nicotine ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của xương. Chúng tạo ra các gốc tự do, phá vỡ sự cân bằng của các hormone như estrogen, làm tăng mức hormone cortisol thúc đẩy quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn.
Thuốc lá cũng khiến các mạch máu bị thương tổn, khiến việc vận chuyển oxy trong máu trở nên khó khăn hơn. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người bị thiếu máu. Khi các mạch máu bị tổn thương cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh ở ngón chân, bàn chân, làm giảm cảm giác ở các chi khiến người bệnh dễ bị ngã và gãy xương hơn.
Hút thuốc lá đặc biệt gây hại với phụ nữ mãn kinh. phụ nữ ngoài độ tuổi 35 dễ bị rối loạn nội tiết tố, suy giảm hormone estrogen khiến quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, mà sự hấp thụ calci vào xương lại suy giảm. Rối loạn nội tiết cộng thêm việc hít phải khói thuốc lá khiến khối lượng xương sẽ ngày càng giảm, xương mỏng dần và các khoáng chất trong xương cũng trở nên ít đi, điều này tất yếu dẫn đến loãng xương và gãy xương, kể cả khi ngã nhẹ.
Phụ nữ mãn kinh nên ngừng hút thuốc lá. Nếu không thể tránh được việc hút thuốc lá thụ động (từ người chồng hoặc các đồng nghiệp) thì nên bổ sung thêm hormone estrogen để tăng cường “hàng rào bảo vệ” cho xương. Muốn vậy, không còn cách nào khác là bổ sung thêm nội tiết mà cơ thể đang thiếu hụt.
Bổ sung nội tiết bằng cách nào?
Bổ sung trực tiếp thuốc nội tiết hormone thay thế là phương pháp được chỉ định với các trường hợp rối loạn nội tiết, thiếu nội tiết. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp này, bạn cần phải tuân thủ đúng đơn chỉ định của bác sỹ và cần được theo dõi sát sao, bởi có nhiều nghiên cứu cho thấy dùng hormone thay thế dạng thuốc làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Để tránh các nguy cơ này, chị em có thể chọn cách bổ sung nội tiết tố qua các sản phẩmthực phẩm chức năng chứa hoạt chất sinh học Pregnenolone – “cột nguồn” của hormone sinh dục nữ, kích thích cơ thể tự tăng sinh các hormone thiếu hụt.
(Nguồn: Tổng hợp)
Bình luận