Lão hóa mắt, vấn đề không của riêng ai

Theo thời gian, sự lão hóa mắt sẽ diễn ra cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Nó thể hiện rõ nhất ở việc thị lực suy giảm dần, khả năng nhìn bị hạn chế. Ðiều đáng lo ngại là chứng lão hóa mắt suy giảm thị lực ấy xảy ra ngay khi còn trẻ (lứa tuổi 30).

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, song việc chăm sóc cửa sổ tâm hồn đó đôi khi chưa được mọi người coi trọng. Khi bước qua tuổi 30, cơ thể đã bắt đầu lão hóa. Mắt bắt đầu lão hóa rõ rệt nhất ở độ tuổi 45 trở đi. Mắt bắt đầu nhìn mờ hơn, không còn rõ như thuở xưa. Quá trình lão hóa mắt còn bị tác động bởi môi trường làm việc, môi trường ô nhiễm khói bụi và thiếu dinh dưỡng. Lão hóa mắt có thể bắt đầu từ từ với những biểu hiện như mờ mắt, mỏi mắt, khô mắt… và lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng với nhiều nguy cơ mù lòa tiềm ẩn.

Những nguyên nhân khiến mắt bị lão hóa sớm:

Mắt bắt đầu lão hóa từ tuổi 40 và đến 50 – 60 tuổi thì mắt đã có triệu chứng suy giảm khả năng nhìn cho dù chỉnh kính tối đa. Tình trạng này là do sự rối loạn trong quá trình tổng hợp protein của thủy tinh thể, cũng như võng mạc, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) bị thoái hóa dần theo tuổi tác mà chức năng bị suy giảm không còn được bù trừ bởi các tế bào còn lại.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy ngoài triệu chứng suy giảm thị lực ngày càng đến sớm, các rối loạn thị giác khác như nhìn lóa, mỏi mắt, khô mắt, chảy nước mắt và rối loạn hợp thị… xuất hiện ở cả những người trong độ tuổi đôi mươi do thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại và ánh sáng xanh.

Khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông… khi được hít thở qua phổi vào máu tích tụ thành các chất oxy hóa độc hại có khả năng lấy đi âm điện tử của protein tế bào làm biến đổi cấu trúc và tỷ lệ thành phần protein của thủy tinh thể khiến cấu trúc này trở nên mờ đục… Các chất oxy hóa độc hại khi vào võng mạc cũng gây tổn thương cho võng mạc theo cách tương tự, khiến tế bào chết đi.

Tại Việt Nam, 2 thành phố ô nhiễm nhất là Hà Nội và TP.HCM (mức độ bụi cao gấp 4-6 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới) cũng chính là nơi có tỷ lệ suy giảm thị lực cao nhất nước ta, vì thế bạn phải biết cách bảo vệ mắt tránh ô nhiễm không khí.

Đối với ánh sáng xanh – thuộc quang phổ ánh sáng thấy được nhưng gần với vùng tia tử ngoại, có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao – khi tiếp xúc thường xuyên có khả năng gây biến đổi các men nhạy cảm nhiệt bảo vệ protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein, dẫn đến đục thủy tinh thể.

Mặt khác, ánh sáng xanh còn gây đảo chiều phản ứng quang hóa của Rhodopsine – sắc tố thị giác của tế bào quang cảm thụ, thúc đẩy sự chết của tế bào này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhìn rõ của mắt.

Ánh sáng xanh có từ 2 nguồn: nguồn tự nhiên đến từ ánh sáng mặt trời, nguồn nhân tạo đến từ bóng đèn LED, màn hình máy tính, điện thoại, tivi… Trong đó, ánh sáng xanh nhân tạo mà con người lạm dụng cả ngày lẫn đêm mới gây hại liên tục và ngày càng gia tăng.

Báo cáo của các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ) cho rằng những người làm ca đêm  hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh ban đêm, ngoài bệnh mắt còn có có nguy cơ cao hơn mắc bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và béo phì.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Trong khi đó, thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng các thiết bị có màn hình phát ra ánh sáng xanh gần 10 giờ/ngày (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem ti vi 2 giờ).

Cách khắc phục và ngăn chặn quá trình lão hóa mắt:

Tiến trình lão hóa nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự quan tâm chăm sóc mắt của mỗi người ngay từ khi còn trẻ. Bạn có thể hạn chế quá trình lão hóa mắt bằng một số cách sau:

- Bảo vệ mắt tránh ánh sáng mặt trời: Bằng cách đeo kính râm có quét lớp chống tia cực tím, tránh đi ra ngoài đường vào thời điểm nắng nhất trong ngày: từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

- Chăm sóc mắt đúng cách: Không đọc sách quá gần (ở người lớn khoảng cách từ 30-35cm, trẻ em từ 25-30cm), không đọc sách khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang chuyển động. Làm việc trước màn hình vi tính hay chơi game, cứ mỗi 50 phút phải nghỉ 5-10 phút.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối: Đặc biệt cần cung cấp cho mắt các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết như kẽm, vitamin (A, B2, C, E...), lutein, zeaxanthin để giúp nuôi dưỡng tế bào mắt khỏe mạnh, phòng ngừa lão hóa. Kẽm và vitamin B2 (riboflavin) đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể, tham gia vào sự trao đổi sắc tố ở võng mạc mắt, giúp mắt thích nghi với ánh sáng. Thiếu vitamin B2 và kẽm có thể gây tình trạng đỏ mắt, mẫn cảm, mỏi mắt và mờ mắt.

Nguồn: Tổng hợp

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG