Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh?

Đau lưng, chuột rút, đau đầu,… Một số cơn đau có thể được khắc phục khi chườm nóng, một số lại cần được chườm lạnh. Vậy bạn đã biết cách chườm đúng cách cho từng cơn đau?


Với các cơn đau cấp tính, viêm và sưng tấy, chườm lạnh có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Chườm lạnh làm chậm sự lưu thông máu tới vùng chấn thương, làm giảm đau và giảm sưng. Chườm nóng lại làm tăng lưu lượng máu và oxy, giúp phục hồi các mô tổn thương ở những tình trạng mạn tính.  

Bong gân/trật khớp: Chườm lạnh

Những thương tổn mới như bong gân, đau khớp, sưng, đau cơ bắp và các mô mềm nên được khắc phục bằng biện pháp chườm lạnh. Băng bó vết thương, sau đó chườm túi đá lên vùng bị đau trong 20 – 30 phút với các chấn thương mới xảy ra trong vòng 35 – 48 giờ. Tốt nhất nên đặt một chiếc khăn giữa da và túi chườm để tránh kích ứng da.

Bong gân, trật khớp là các vết thương cấp tính nên cần được chườm lạnh

Căng cơ: Chườm lạnh, sau đó chườm nóng

Tình trạng căng cơ, nhức mỏi bắp chân, bắp tay sau khi tập thể thao có thể kéo dài tới vài tuần nếu không được xử lý, gây ra viêm nhiễm. Chườm lạnh trong khoảng 10 phút ngay sau khi tập có thể giúp làm giảm đau, giảm viêm. Sau đó bạn có thể chườm nóng để giúp cơ bắp phục hồi và thư giãn.

Ngoài ra, việc khởi động trước khi tập luyện là rất quan trọng để làm giãn nở các mạch máu, làm ấp cơ bắp, giúp tăng tính linh hoạt và ngăn ngừa các tổn thương có thể xảy ra.

Đau bụng kinh: Chườm nóng

Các cơn đau bụng kinh là do các cơ tử cung căng lên, chính vì vậy chườm nóng có thể giúp bạn thư giãn và giảm đau. Nhiệt độ nóng có thể giúp ngăn chặn sự sản xuất hormone prostaglandin – hormone do nội mạc tử cung sản xuất sau khi rụng trứng, kích thích sự co bóp bình thường của các cơ tử cung.

Chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau lưng dưới: Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Nếu cơn đau lưng mới xuất hiện lần đầu, bạn nên chọn chườm lạnh. Nếu cơn đau thường xuyên xảy ra lặp đi lặp lại cùng một chỗ, rất có thể bạn đang bị viêm khớp và chườm nóng có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tốt nhất nên đến bác sỹ kiểm tra nếu chườm lạnh không có tác dụng trong khoảng 2 ngày, bác sỹ có thể xác định cơn đau lưng của bạn có phải do viêm khớp hay không.

Đau đầu: Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm lạnh giúp gây tê, làm giảm đau, đặc biệt là với các chứng đau nửa đầu. Việc chườm lạnh lên các động mạch cảnh ngay khi bắt đầu cơn đau có thể giúp làm giảm đau đáng kể. Đặt túi nước đá vào chỗ đau trong vòng 10 phút. Nghỉ 30 phút – 1 tiếng trước khi chườm lạnh thêm lần nữa.

Chườm lạnh có thể giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu

Trong một vài trường hợp đau đầu do căng thẳng, bạn có thể chườm nóng trong 10 phút để thư giãn các cơ.

Đau do bệnh trĩ: Chườm lạnh sau đó chườm ấm

Các cơn đau xảy ra khi tĩnh mạch bị sưng và viêm, do đó sử dụng túi chườm lạnh có thể làm giảm lưu lượng máu tới khu vực bị đau. Một khi cơn đau cấp tính đã được kiểm soát, bạn có thể chuyển sang chườm ấm để ngăn ngừa kích ứng.

Viêm khớp: Chườm nóng

Viêm đau các khớp, đặc biệt là các cơn đau mạn tính thường được cải thiện khi chườm nóng. Chườm nóng gúp làm dịu và thư giãn các cơ bắp, khớp; làm tăng lưu thông máu, cung cấp máu và các chất dinh dưỡng cho khu vực bị đau. Bạn nên chườm túi nóng trong vòng 15 -20 phút để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Đau cổ: Chườm lạnh

Nằm ngủ sai tư thế có thể gây ra các tổn thương cấp tính làm cổ bạn bị đau, căng cứng. Chườm lạnh sẽ giúp làm giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể ngâm một chiếc khăn trong nước đá, sau đó vắt khô và đắp lên phần cổ bị đau.

(Nguồn: Tổng hợp)

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG