Dấu hiệu thường gặp khi mắc gout

Nắm bắt các dấu hiệu của bệnh gout sẽ giúp mọi người sớm có phương pháp điều trị đúng cách.


Bệnh gout thường phát triển khi lượng acid uric dư thừa trong cơ thể tăng cao và kéo dài. Acid uric hình thành do sự phân hủy của purine - một thành phần có trong các mô của con người và thường được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purine có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, tăng nguy cơ mắc gout.

Tình trạng dư thừa acid uric trong máu (hay còn được gọi là tăng acid uric huyết) xảy ra do sự sản xuất quá mức acid uric, hoặc acid uric ít được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Nhìn chung, có 3 giai đoạn thường gặp của Bệnh gout:

- Tăng acid uric huyết không triệu chứng: Tình trạng acid uric tăng mà không biểu hiện thành triệu chứng gout.

- Gout cấp tính: Tình trạng một khớp bị viêm và đau, kéo dài khoảng 2 tuần nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả. Triệu chứng này có thể không tái phát trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm.

- Gout tophi: Các khớp bị viêm, sưng thường xuyên hơn. Nhiều khớp có thể bị ảnh hưởng trong giai đoạn này. Các tinh thể tích tụ và hình thành khối u dưới da, còn gọi là hạt tophi. Sỏi thận cũng có thể xuất hiện ở giai đoạn này.

Bất cứ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi gout. Các khớp có thể bị nóng, đỏ, sưng và cực kỳ đau đớn. Gout phổ biến ở nam giới, phụ nữ sau mãn kinh và những người bị bệnh thận. Gout cũng có mối liên hệ với béo phì, tăng huyết áp, tăng lipid máu và bệnh đái tháo đường…

Bệnh gout khiến các khớp sưng, nóng, đỏ và đau đớn

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout:

- Các khớp bị nóng, sưng, đỏ và đau

- Trong khoảng 8 - 12 giờ sau, mức độ đau bắt đầu nặng hơn: Từ nhói đau chuyển sang đau dữ dội.

- Đa số người bị gout thường bị đau khớp ngón chân cái. Mắt cá chân, gót chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay là những phần ít bị ảnh hưởng hơn.

- Việc đi bộ bắt đầu trở nên khó khăn

- Bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi

Mục tiêu điều trị bệnh là giảm thiểu hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công của gout trong tương lai bằng cách hạ acid uric máu và hạn chế tạo acid uric trong cơ thể. Điều trị gout đóng vai trò quan trọng giúp giảm những biến chứng có thể gặp phải trong tương lai.

Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có biện pháp điều trị gout triệt để, người bệnh cần phối hợp các biện pháp điều trị để kiểm soát bệnh. Trong đó, phương pháp đang được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực hơn cả là duy trì sử dụng kết hợp với sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị gout lâu dài. Điển hình cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ trạch tả, kết hợp cùng ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh…

Sản phẩm có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị bệnh gout, đó là kiểm soát nồng độ acid uric trong máu ở ngưỡng cho phép, giảm sưng đau khớp do gout, cải thiện vận động, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh tái phát. Đồng thời, khi sử dụng sản phẩm, người bệnh không phải lo lắng về tác dụng phụ và yên tâm dùng lâu dài để đạt hiệu quả tốt.

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh gout, tuân thủ chỉ định của chuyên gia, thực hiện chế độ ăn uống khoa học là cách đơn giản giúp chúng ta kiểm soát gout tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ trạch tả mỗi ngày để ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

 (Nguồn: Tổng hợp)

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG