Cây đinh lăng - Dược liệu quý quanh ta .

Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
 1. Mô tả chung về cây đinh lăng .
- Tên khoa học :  Polyscias fruticosa, thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae .

- Tên gọi khác : Cây gỏi cá , ngũ gia bì , cây nam dương sâm .
- Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao 0.8-1.0m. Lá kép 3 lằn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống lá dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt.
- Đinh lăng được trồng phổ biến ở khắp nước ta . Là loại cây lâu năm, có thể sống đến vài chục năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn tương đối và không chịu được ngập úng, cây phát triển tốt nhất là trên đất cát pha, trong nhân dân thường trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc khuôn viên chùa, miếu. Với những dược tính tuyệt vời, lá Đinh Lăng  có thể dùng làm rau sống trong bữa ăn hằng ngày và sử dụng các bài thuốc bồi bổ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.


Cây đinh lăng

 2. Thành phần và dược tính của cây đinh lăng 
- Rễ cây Đinh lăng 3 năm tuổi chứa hàm lượng hoạt chất cao trong vỏ như gluxit, saponin triterpenic, tanin. Thân và lá cũng chứa chúng nhưng hàm lượng thấp hơn. Khi so sánh thành phần dịch chiết của Đinh Lăng lá nhỏ và Nhân Sâm Triều Tiên, người ta thấy dịch chiết rễ Đinh Lăng lá nhỏ có 7 vết  còn Nhân sâm Triều Tiên có 12 vết, trong đó có 6 vết giống nhau.Vì vậy dùng đinh lăng để bồi bổ cơ thể là rất tốt.Các chế phẩm rễ Đinh Lăng lá nhỏ được các nhà nghiên cứu Nga gọi là  “Thuốc sinh thích nghi“ (Adaptogen) và đã được Liên Xô và nước ta sử dụng trong chương trình Du hành vũ trụ Intercosmos và chúng tỏ nó tốt hơn Sâm Liên Xô.
- Nghiên cứu bột rễ Đinh lăng lá nhỏ đã phát hiện thấy nó rất giống sâm. Bột này chứa 20 axit amin, trong đó có một số axit amin cơ thể người không thể tổng hợp được, vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng .
- Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…
 3. Công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng .

- Theo Đông y, cây đinh lăng có tác dụng mát phổi, lợi tiểu, tiêu độc, trị được các chứng ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ, phong thấp. Dân gian thường dùng thân và cành đinh lăng (20-30 g) sắc uống để chữa đau lưng, mỏi gối 
Chữa phong thấp,thấp khớp ( dùng rễ đinh lăng)

- Chữa ho suyễn ( rễ cây đinh lăng)

- Nổi mề đay,ngứa,dị ứng ( lá đinh lăng)

- Chữa tắc tia sữa ( rễ nấu nước hoặc lá nấu cháo)

- Bồi bổ cơ thể,ngừa dị ứng ( rễ nấu nước uống) hoặc có thểm ngâm rượu củ đinh lăng dùng trong các bữa ăn hàng ngày.

- Bảo vệ tế bào gan

 4. Cách sử dụng cây đinh lăng 

Theo Lương y Đinh Công Bảy, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm). 

Lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

- Thân cành Đinh lăng sắc uống với liều từ 20-30g, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây.

- Rễ cây Đinh lăng :  Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Dùng để bồi bổ cơ thể , lợi tiểu chống suy nhược cơ thể .

5. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh của cây đinh lăng 

-Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

- Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

- Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

- Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

- Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.

- Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Phóng sự của đài truyền hình về cây Đinh lăng 




Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG