Các loại rau gia vị cũng có thể làm thuốc

Trong ẩm thực Việt Nam có những loại rau quen thuộc trong nhiều món ăn. Những loại rau này có tên gọi chung là “rau gia vị” vì mùi thơm, hương vị của chúng giúp món ăn hài hòa, ngon miệng hơn. 

Không dừng lại ở đó, các loại rau gia vị còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Húng Chanh:

Húng chanh là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Cây này còn có tên gọi khác là rau tần. Thường chỉ dùng tươi, hái lá hay cành non, rửa sạch mà dùng. Trong húng chanh có một chất màu đỏ gọi là colein và một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ, Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola.

Ngoài công dụng làm gia vị, húng chanh là một thuốc chữa cảm cúm, chữa ho hen. Còn dùng chữa ho bằng cách lấy 5-7 lá húng chanh, rừa sạch ngâm nước muối. Sau đó nhai và ngậm.

Đối với chứng hôi miệng, lá húng chanh được xem là khắc tinh, bởi trong tinh dầu lá húng chanh có chứa chất cavacrol và colein 2 chất này có tính kháng khuẩn và khử mùi rất tốt.  Cách chữa hôi miệng bằng lá húng chanh khá đơn giản: Người bị hôi miệng chỉ cần chuẩn bị 1 bó lá húng chanh, rửa sạch, nên ngâm qua nước muối để loại bỏ vi khuẩn bám trên lá. Sau đó, lấy lá đã sơ chế sạch cho vào sắc đến khi cạn còn 1 khoảng 1 bát nước thì lấy ra để nguội.  Người bị hôi miệng lấy nước đó để súc miệng hàng ngày từ 3 đến 5 lần vào sáng – trưa – tối nên làm liên tục trong vòng từ 1 – 2 tuần sẽ thấy mùi hôi miệng giảm dần.

Tía tô:

Tía tô được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn làm gia vị và làm thuốc. Trong toàn cây tía tô có chứa 0,50% tinh dầu, trong tinh dầu có chất perilla andehyt - mùi thơm đặc biệt của tía tô. Để làm thuốc người ta  dùng lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày.

Đối với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc làm thuốc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.

 Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.

Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng. Khi sử dụng để chữa bệnh để hiệu quả phải có tư vấn của nhà chuyên môn để phù hợp từng thể trạng, không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.

Gừng:

Gừng là cây được trồng hầu như mọi nơi ở nước ta. Ngoài làm gia vị trong chế biến thực phẩm, nó còn là vị thuốc đa công dụng. Tất cả bộ phận của cây gừng đều được dùng làm thuốc, củ gừng được sử dụng dưới dạng tươi và khô.

Gừng chống buồn nôn, đặc biệt rất hữu hiệu cho các bà bầu trong giai đoạn ốm nghén. Vị thuốc này còn giúp giảm đau và sưng ở những người bị viêm khớp, chống chứng đau nửa đầu nhờ cơ chế chẹn chất gây viêm prostaglandin.

Gừng còn hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa, thúc đẩy dịch tiêu hóa và trung hòa axit cũng như làm giảm co thắt ruột. Lưu ý: Người bị bệnh về gan, dạ dày, trĩ... không nên dùng gừng.

Kinh giới:

Trong kinh giới, các nhà khoa học đã thấy một loại tinh dầu thơm vô cùng tốt cho sức khỏe. Một số hoạt chất điển hình có trong tinh dầu này phải kể đến D – menthol, menthol racemic, D – limonene, chất đạm, chất đường bột, chất xơ, canxi, sắt, Magie, Kali, Natri, Kẽm, Vitamin C,…

Sự tồn tại của những hợp chất này là minh chứng rõ ràng chứng minh tác dụng của kinh giới có thể chữa cảm mạo, sốt nóng, ho, đau đầu.

Chữa dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay. Lá kinh giới trị trứng cá, làm đẹp da hiệu quả.

Theo các nghiên cứu, kinh giới có chứa một số hoạt chất có khả năng gây tê và làm mát cực tốt. Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Húng quế:

Húng quế chứa tinh dầu thơm . Theo các nghiên cứu khoa học, húng quế giàu sắt, kali, canxi, vitamin C và K, tinh dầu, chất xơ… Vì vậy húng quế có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, bảo vệ gan, làm giảm các chứng khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn.

Không chỉ vậy, húng quế còn chứa một lượng lớn caffeic acid trong tinh dầu giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư miệng, ung thư vú… Đặc biệt, húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.

Đặc biệt, húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, tinh dầu húng quế có chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa lão hóa sớm, những vấn đề có liên quan đến tuổi tác.

Nguồn: Tổng hợp

Câu hỏi và bình luận của bạn

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x
 
AN HÒA KHANG